ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH SAAS
Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay thì có lẽ SaaS và điện toán đám mây không còn là việc xa lạ trong thế giới công nghệ. Cùng chúng tôi thông qua bài viết sau để đánh giá về ưu và nhược điểm của mô hình Saas nhé.
Ưu điểm và nhược điểm
của mô hình SaaS
Ưu điểm:
Việc vận dụng tối ưu internet kết nối nọi thứ mô hình SaaS
ngày càng chiếm lĩnh thị trường công nghệ bởi sự thiết thực.
-Tiết kiệm chi phí
Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân lực, chi phí
chuyển đổi, thời gian và cả chi phí cơ hội.
Mô hình SaaS sẽ giúp doanh nghiệp không cần cài đặt, chạy phần
mềm trên hệ thống doanh nghiệp. Giúp tiết kiệm khá lớn chi phí đầu tư, lắp
đặt phần cứng cũng như cơ sở dữ liệu. Trong suốt quá trình sử dụng, mô hình
SaaS không đòi hỏi bạn thêm các khoảng phí hỗ trợ hay bảo trì định kỳ giống phần
mềm on-premise.
Các mô hình SaaS hiện nay thường tập trung vào bán các dịch
vụ phần mềm như sau: Freemium nghĩa là bạn được quyền sử dụng miễn phí trước rồi
trả thêm tiền để sử dụng cho các tính năng nâng cao. Và còn một dạng nữa là
Premium bán theo gói dựa trên số lượng tài khoản và thời gian sử dụng. Cả 2 trường
hợp người dùng đều có quyền ngừng đăng ký dịch vụ SaaS bất khi nào bạn muốn và
chi phí sẽ ngưng tại thời điểm bạn ngừng sử dụng.
Thời gian và nhân lực tiết kiệm hơn, thay vì mất khoảng từ 6
tháng trở lên hoặc lâu hơn thế nữa để xây dựng một hệ thống on-primise cồng kềnh.
Thì với mô hình hình SaaS thì chỉ mất tối đa 2 ngày để thiết lập tài khoarnvaf
training người dùng.
Thêm một vấn đề nữa là nếu khi đang triển khai hệ thống
on-premise mà có sự cố xảy ra quá trình vận hành sẽ bị trì tuệ và cũng khó mà để
cũng khó dứt khoát loại bỏ nó vì chi phí ban đầu bỏ ra quá lớn. Còn mô hình
SaaS lại khác, bạn chỉ cần bỏ ra số tiền vừa phải để sử dụng mà ko cần quá lo lắng
cho việc chiếc xe bị hỏng hóc giữa đường.
-Luôn được sử dụng tính năng phần mềm mới và tốt nhất
Khi sử dụng phần mềm mô hình SaaS bận không cần đội ngũ IT trúc trực xử lý
sự cố nếu có xảy ra trong quá trình vận hành. Nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm
trong việc đảm bảo việc bảo mật thông tin, hệ thống máy chủ vận hành ổn định,
cho đến việc fix các bugs phát sinh…Đội ngũ nhân lực từ IT đến tester nhà cung
cấp sẽ chịu trách nhiệm về phần này.
Các nhà cung cấp sẽ luôn cập nhật hệ thống phần mềm nên người
sử dụng cũng được hưởng lợi phần này. Cũng như việc tối ưu các tính năng cũ và
bổ sung thêm các tính năng mới cao cấp hơn. Người sử dụng không cần lo lắng về
việc mất phí hay tìm mua các phiên bản mới hay các phiên bả chấp vá công nghệ.
-Sử dụng thuận tiện mọi
lúc mọi nơi
Mô hình Saas sử dụng chủ yếu qua mạng internet, nên người
dùng dễ dàng sử dụng. Có thể truy cập mọi lúc mọi nơi trên bát kỳ thiết bị và
trình duyệt khi có kết nối internet.
-Khả năng tích hợp
cực kỳ lớn
Các mô hình SaaS hiện nay đều được tối ưu hệ thống API cho
phép đồng nhất trao đổi giữ liệu qua lại giữa các ứng dụng từ nhiều nhà cung cấp
khác nhau. Đây sẽ là đều kiện cho các doanh nghiệp hội nhập với các công nghệ mới
trên hệ thống hiện tại của mình.
-Dễ dàng mở rộng quy
mô sử dụng
Khả năng tích hợp cao nên việc mở rộng quy mô, tài khoản dễ
dàng, không gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng hay cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Thuận
tiện trong việc tăng gấp đôi hoặc gấp 3 số lượng tài khoản người dùng cho các
doanh nghiệp có dự định mở rộng quy mô tương lai.
Nhược điểm
Nhìn chung mô hình Saas cũng không hoàn toàn hoàn hảo. Bất cứ
mô hình hay phần mềm nào cũng vậy không tuyệt đối 100%. Với phần mềm SaaS nhược
điểm này cũng không hẳn mà đôi khi chỉ là những yêu cầu bắt buộc đối với người
sử dụng phần mềm cần phải hiểu và có các biện pháp khắc phục. Sau đây là một
vài điểm:
-Tính bảo mật công
nghệ
Xem thêm: Chuyển đổi số doanh nghiệp thời đại 4.0
Với mô hình SaaS thì server sẽ được đặt tại nhà cung cấp chứ
không phải tại doanh nghiệp. Dữ liệu sẽ được ký gửi trên cloud (đám mây) nên sẽ
dễ mang lại cảm giác không an toàn, lộ thông tin hoặc rò rủ thông tin thậm chí lấy cắp dữ liệu chẳng hạn.
Với công nghệ chuyển đổi số 4.0 hiện nay, thì các vấn đề này
sẽ trở nên bớt lo ngại hơn. Do đó, các nhà cung cấp SaaS sẽ tăng sự bảo mật bằng
cách mã hóa dữ liệu hoặc các cam kết bảo mật mức độ dịch vụ (SLA). Người dùng
nên khảo sát trước khi đưa ra việc chọn lựa các mô hình Saas cho phù hợp.
-Bắt buộc phải có kết
nối internet
Sự cần thiết của mạng internet, để đăng nhập sử dụng các phần
mềm SaaS. Nếu thiết bị ko được kết nối internet thì việc sử dụng có thể bị gián
đoạn. Trong mắt các nhà lãnh đạo hoặc doanh nghiệp khó tính thì đây sẽ có thể
là 1 điểm trừ. Còn đối với những người luôn làm việc thông qua mạng internet để
gửi mail, kiểm tra tài liệu thì đây không phải là một yêu cầu quá khắt khe đối
với họ.
-Chưa sẵn sàng với
phiên bản
Việc update phiên bản mơi thường xuyên cũng có những bất tiện
cho người sử dụng. Đó là một số người dùng sẽ thấy bỡ ngỡ trong việc thay đổi
giao diện hoặc các tính năng nâng cao mà phần mềm mới cập nhật.
Kết Luận
Hãy là người sử dụng thông minh về các mô hình Saas, nên tìm
hiểu ít nhất một ít về saas là gì trước khi quyết định sử dụng chúng đúng không
nào. Với những chia sẻ trên chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn có thêm nhiều
thông tin và kiến thức hữu ích nhé.
Bài viết tham khảo:
- Hệ thống quản lý trải nghiệm nhân viên
- Toàn cảnh chuyển đổi số doanh nghiệp
- Ví thưởng nhân viên
- Top 05 Phần Mềm Quản Lý Công Việc Cá Nhân 2021
- Phần Mềm Lưu Trữ Văn Bản Hiệu Quả Nhất 2021
- Quy trình số hóa tài liệu trong doanh nghiệp
- Khen Thưởng Nhân Viên Như Thế Nào Để Hiệu Quả
Nhận xét
Đăng nhận xét